Mục lục bài viết này
Mời bạn đọc tham khảo về các lọai sản phẩm dệt may phải chứng nhận hợp quy tại bài viết chia sẻ từ VIETPAT để nắm rõ những thông tin cần thiết nhé!

Các lọai sản phẩm dệt may phải chứng nhận hợp quy
Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Những loại sản phẩm vải trong ngành dệt may sau sẽ phải phải được chứng nhận hơp quy vải trong dệt may:
- Nhóm 1: Các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc những bộ đồ liền có chiều dài từ 100 cm trở xuống.
- Nhóm 2: Các sản phẩm dệt may trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.
- Nhóm 3: Các sản phẩm dệt may không được trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.
Chứng nhận hợp quy vải trong sản phẩm dệt may là gì?
Cơ sở pháp lý chứng nhận hợp quy vải
Thông tư 21/2017/TT-BCT là thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng formaldehyt; cùng những amin thơm chuyển hóa từ loại thuốc nhuộm azo trong ngành công nghiệp sản phẩm dệt may.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT quy định về giới hạn hàm lượng amin thơm; và formaldehyt chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong ngành công nghiệp sản phẩm dệt may.
Chứng nhận hợp quy vải là gì ?
Chứng nhận hợp quy vải trong dệt may là việc đánh giá; và chứng nhận vải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Nói cách khác đây là loại vải cần phải đạt tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng như; amin thơm và formaldehyt;… được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận hợp quy nào đó.
Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy vải?
Tổ chức chứng nhận hợp quy vải chính là tổ chức có năng lực về đánh giá; cấp chứng nhận hợp quy vải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Và một trong những tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín nhất đó chính là VIETPAT chúng tôi, đảm bảo đem đến sự yên tâm cũng như uy tín chất lượng dành cho quý khách.
Đối tượng cần phải công bố hợp quy
Danh mục các sản phẩm dệt may phải đạt được chứng nhận hợp quy; phải được công bố hợp quy theo quy định Thông tư 21/2017/TT-BCT và quy chuẩn Việt Nam QCVN 01/2017/BCT. Ví dụ như:
- Vải dệt thoi được dệt từ tơ tằm hay phế liệu tơ tằm.
- Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại mịn chải thô hay sợi len lông cừu chải thô.
- Những loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp với tỷ trọng trên 85%.
Các hình thức công bố hợp quy vải
Những hình thức công bố hợp quy vải trong dệt may đó là:
Hình thức 1: Tự công bố hợp quy vải dựa trên kết quả tự đánh giá của bên thứ nhất. (cá nhân, tổ chức)
- Phương thức 7 là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải.
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy vải sẽ được thực hiện ngay; tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
Hình thứ 2: Công bố hợp quy vải dựa trên kết quả của việc giám nhận; hoặc chứng nhận giám định của bên thứ ba (tổ chức giám nhận hoặc chứng nhận) đã được chỉ định.
- Phương thức 5 hoặc phương thức 7; là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải trong dệt may.
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận về đăng ký hoạt động thử nghiệm.
Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của VIETPAT chúng tôi. Nếu bạn có nhu cầu hay thắc mắc cần được tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho VIETPAT để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn nhé!