Các trường hợp khi kiểm nghiệm mà doanh nghiệp dễ mắc phải là chủ đề ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến với mọi người. Hãy tham khảo để biết thêm thông tin tại VIETPAT chúng tôi nhé!
Các trường hợp khi kiểm nghiệm mà doanh nghiệp dễ mắc phải
- Doanh nghiệp không thực hiện không tốt hay không thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm sau công bố sản phẩm.
- Thời gian kiểm nghiệm định kỳ không đúng theo yêu cầu bản công bố sản phẩm hay tự công bố sản phẩm.
- Kiểm định ở phòng kiểm nghiệm chưa/không được nhà nước chỉ định.
- Không kiểm đầy đủ chỉ tiêu an toàn hay chỉ tiêu chất lượng theo các quy định.
- Kết quả kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm thực phẩm không đạt theo quy định (chỉ tiêu về chất lượng, vi sinh, an toàn, kim loại, độc tố,…).
Vai trò kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm
Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm giúp doanh nghiệp:
- Theo dõi chất lượng của sản phẩm đang lưu hành trên thị trường.
- Có hướng xử lý kịp thời trong suốt quá trình hoạt động sản xuất nếu như sản phẩm không đạt quy định.
- Tránh trường hợp bị kiểm tra đột xuất từ phía cơ quan nhà nước thẩm quyền phát hiện nếu không đạt chỉ tiêu an toàn cũng như chỉ tiêu chất lượng.
*Lưu ý khi thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm
Chế độ kiểm nghiệm định kỳ
- Với các sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh có một trong chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO 22000, GMP hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 01 lần trên 01 năm (sau 12 tháng sẽ kiểm nghiệm).
- Với các sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh không có các chứng chỉ về HACCP, ISO 22000,GMP hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 02 lần trên 01 năm (sau 06 tháng sẽ kiểm nghiệm).
Pháp luật Việt Nam quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm: 1 lần / 1 năm hoặc 6 tháng/ 1 năm tùy vào chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng mà cơ sở, doanh nghiệp đã được cấp. Vì vậy việc tuân thủ theo pháp luật là điều cần phải làm để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình nhé!