Trong môi trường kinh doanh biến động như ngày nay, thì việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là một việc đầy khó khăn và thử thách đối với không ít doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân bón. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra cho mình phương châm và chiến lược kinh doanh phân bón để đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh phân bón của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển theo định hướng đã đề ra. Trước sự chuyển đổi của thị trường phân bón từ cung nhỏ hơn cầu sang cung vượt cầu và tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao thì việc xây dựng, hoạch định chiến lược để phát triển doanh nghiệp có định hướng lâu dài đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết.
Những quy định chung về quản lí sản xuất và kinh doanh phân bón
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, khảo nghiệm và quản lý nhà nước về phân bón, nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường sinh thái.
Các loại phân bón được nhắc đến trong quy định trên gồm: Các loại phân vô cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân đa yếu tố, phân phức hợp, phân trộn, phân vi sinh, phân bón lá và các loại phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng.
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan đến phân bón trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo , trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia…