Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
Home Tin tức Đề xuất tăng mức phạt đối với vi phạm về an toàn...

Đề xuất tăng mức phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục An toàn thực phẩm cho biết, Bộ Y tế đang đề nghị các bộ có liên quan tăng cường nguồn lực cho hậu kiểm, đặc biệt, cần phải đề nghị sửa Nghị định 178 xử phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, phải tăng mức phạt, thậm chí rút giấy phép và xử lý hình sự các vi phạm về an toàn thực phẩm.

attp

Ông Phong cho TBKTSG Online biết thông tin trên trong bối cảnh các địa phương đang tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm. Theo ông, hiện Bộ Y tế đang góp ý sửa Nghị định 38 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật An toàn thực phẩm.

UBND TPHCM vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 13/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn TPHCM trong 9 tháng đầu năm 2017.

Theo thống kê của Ban An toàn thực phẩm TPHCM, trong 9 tháng đầu năm 2017, các ban ngành tại TPHCM đã thực hiện thanh, kiểm tra 31.449 đơn vị, cá nhân trong sản xuất và cung cấp dịch vụ về an toàn thực phẩm, trong đó phát hiện 9.420 trường hợp vi phạm, chiếm gần 30%.

Cũng trong 9 tháng vừa qua, các lực lượng chức năng xử phạt 3.083 trường hợp, với số tiền phạt gần 12,5 tỉ đồng và tiêu hủy khoảng 13.636 con gia súc, gia cầm (chưa kể đầu tháng 10-2017, UBND TPHCM quyết định tiêu hủy 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ); hơn 9,6 tấn thịt gia súc, gia cầm; hơn 14 tấn rau củ quả và thực phẩm các loại… Cơ quan chức năng TPHCM đã lấy mẫu và xác định hơn 28% số mẫu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Những mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm được chuyển cho các đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý.

TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm thành lập Ban An toàn thực phẩm, và cũng là thành phố đầu tiên xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn để cung cấp cho người dân; thực hiện giải pháp kiểm tra nguồn gốc thịt heo, rau. Tuy nhiên, theo nhận định của các lãnh đạo TPHCM, việc kiểm soát thực phẩm hiện nay không dễ dàng và còn quá nhiều thử thách, như: chỉ phạt tiều đối với hàng nông sản, thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối; chưa có quy định tạm giữ hàng trong lúc chờ kết quả phân tích định lượng nên khi có kết quả định lượng thì lô hàng đã được bán hết, đến tay người tiêu dùng.

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, sản xuất nông nghiệp tại TPHCM hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Cụ thể, rau củ quả sản xuất tại TPHCM chỉ đáp ứng được 30%, động vật sống 10%, thủy sản và sản phẩm thủy sản 15-20%.

Về việc kiểm soát động vật vào thành phố, Chi cục Thú y TPHCM cho biết, hiện nay việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo các tuyến đường cao tốc, không phải trình phúc kiểm tại Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông mà đến thẳng nơi phân phối nên rất khó kiểm tra, xử lý khi đã vào nội thành.

Nguồn từ : Hoàng Nhung

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP