Chủ Nhật, Tháng Ba 10, 2024
HomeTin tứcĐiều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản từ ngày 1/7/2016

Điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản từ ngày 1/7/2016

Căn cứ Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016). Theo đó Điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản từ ngày 1/7/2016 sẽ có một số điểm mới như sau

Điều kiện kinh doanh thức ăn thuỷ sản từ ngày 1/7/2016

Điều kiện kinh doanh mới

(Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm)

Điều kiện kinh doanh cũ

Quy định bị bãi bỏ

Điều 12. Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản

1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi; chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, công nghệ thực phẩm đối với thức ăn thủy sản.

2. Cơ sở có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.

3. Khu vực sản xuất bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, tách biệt giữa các khu vực từ nguyên liệu đầu vào, khu sản xuất, khu sản phẩm cuối cùng.

Điều 13. Điều kiện buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản

1. Có kho, thiết bị, dụng cụ để bảo quản sản phẩm.

2. Có nơi bày bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; phòng, chống côn trùng, động vật gây hại.

5. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản (hướng dẫn khoản 2 và khoản 4 Điều 13 của Nghị định)

a) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải của cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với thức ăn nuôi thủy sản được sản xuất ra theo quy định pháp luật hiện hành.

b) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải của cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nước và không khí theo quy định tại các Tiêu chuẩn Việt Nam được nêu tại Mục 6 Phụ lục 11 của Thông tư này.

6. Kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản (hướng dẫn các khoản 3, 4 và 5 Điều 14 của Nghị định)

a) Nơi bảo quản, bày bán hàng phải thông thoáng, không ẩm ướt để bảo đảm chất lượng hàng hóa. Kho, tủ bảo quản và nơi bày bán thức ăn nuôi thủy sản phải riêng biệt đối với thuốc thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y của ngành Nông nghiệp (đối với cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa này);

Địa điểm kinh doanh phải xa bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có nhiều bụi hoặc chất độc hại ít nhất 100m; phải có thùng, sọt có nắp đậy kín để đựng rác.

b. Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng của cơ sở phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: nuôi trồng thủy sản, thú y, chăn nuôi, sinh học hoặc có chứng chỉ tập huấn hợp pháp về thức ăn nuôi thủy sản do các cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Thức ăn kinh doanh phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành được nêu tại mục 5 Phụ lục 11 của Thông tư này.

đ) Thức ăn kinh doanh phải được đóng trong bao bì và ghi nhãn theo quy định tại khoản 3 Mục A Phần II của Thông tư 03/2000/TT-BTS. Trên nhãn phải ghi thêm lời cam kết: “Thức ăn không chứa các chất bị cấm theo quy định của Bộ Thủy sản”.

Khoản 6 Mục III Thông tư 02/2006/TT-BTS

Điều 6, 7 Thông tư 62/2008/TT-BNN

(Theo Thư Viện Pháp Luật – thuvienphapluat.vn)

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO