Vừa qua, chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm. Theo đó Điều kiện kinh doanh thủy sản mới sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2016
Điều kiện kinh doanh thủy sản mới từ ngày 1/7/2016
- Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản:
- Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
- Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.
- Điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản
- Đối với cơ sở nuôi trong ao hoặc bể có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải; đối với cơ sở nuôi lồng, bè có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.
- Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Nghị định 66/2016/NĐ-CP.
Điều kiện kinh doanh thủy sản cũ
- Điều kiện đối với cơ sở sinh sản giống thủy sản Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thuỷ sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan có chức năng cấp;
- Có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thuỷ sản mới nhập về.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT;
- Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng;
- Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản và đảm bảo chất lượng giống thuỷ sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục A, Phụ lục 2 và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 03 năm.
- Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản đã đăng ký áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương trở lên, thực hiện lập hồ sơ quản lý quá trình sản xuất giống theo tiêu chí quy định của quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và hướng dẫn của tổ chức có thẩm quyền đánh giá, chứng nhận.
- Điều kiện đối với cơ sở ương, dưỡng giống thủy sản Tổ chức, cá nhân thực hiện ương, dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- Đáp ứng các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, Điều 4 Thông tư này;
- Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.
- Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng giống thủy sản, nội dung ghi chép quy định tại mục B, Phụ lục 2 và thực hiện lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 02 năm.
- Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ
- Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- Đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 4 Thông tư này.
- Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.
- Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;
- Có đàn giống thủy sản đảm bảo chất lượng: giống thuần chủng hoặc giống đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu/chọn tạo đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Thuỷ sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). (Căn cứ Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT)
- Nuôi trồng thủy sản (hướng dẫn khoản 3 và 4 Điều 12 của Nghị định)
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vị sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Các Tiêu chuẩn Ngành hiện hành được nêu tại Mục 4 Phụ lục 11 của Thông tư này.
- Các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về bảo vệ môi trường liên quan cơ sở nuôi trồng thủy sản được nêu tại mục 2 Phụ lục 11 của Thông tư này.
- Cơ sở nuôi tôm trong vùng nuôi tôm tập trung phải thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung được ban hành kèm theo Quyết định 04/2002/QĐ-BTS.
- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Thủy sản công bố;
- Không chứa các chất nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BTS và các quy định pháp luật hiện hành khác;
- Cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật nuôi ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản 15/2002/QĐ-BTS. (Căn cứ Thông tư 02/2006/TT-BTS)
- Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
Quy định bị bãi bỏ
- Điều 4, 5, 6 Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT
- Khoản 4 Mục III Thông tư 02/2006/TT-BTS