Quy trình VietGAP là một trình tự có tổ chức của các hoạt động tự nguyện để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi trồng thủy sản là một trong những giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi trồng thủy sản
Theo kết quả khảo sát ở các vùng nuôi thủy sản cho thấy, khi diện tích của vùng nuôi tăng lên, các ao nuôi phân bố tập trung hơn, người dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn cung cấp giống cho đến quản lý dịch bệnh, cũng như phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội… Vì vậy, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào ngành nuôi trồng thủy sản được xem là giải pháp quan trọng, kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nghề nuôi, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Lợi ích áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi trồng thủy sản
Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành nuôi trồng thủy sản cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng. Đặc biệt, việc áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi trồng thủy sản đã và đang dần được các chủ chăn nuôi phát triển, mở rộng nhằm gia tăng thu nhập, cải tiến sản xuất, tạo sự canh tranh trên thị trường.