Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023
Home Tư vấn chứng nhận hợp quy Hợp quy/lưu hành chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi...

Hợp quy/lưu hành chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Hợp quy/lưu hành chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp có địa lý và thời tiết thuận lợi cho ngành chăn nuôinuôi trồng thủy sản , với nhiều chủng loại vật nuôi được chăn nuôi ở quy mô vừa và nhỏ. Để giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận, người nuôi trồng đã sử dụng thuốc kháng sinh để ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Dư lượng kháng sinh cao có trong thức ăn chăn nuôi là rào cản cho các nhà xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam có thể tiếp cận được thị trường khó tính. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi sẽ đang góp phần hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh và các phụ gia độc hại.

che pham sinh hoc

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa vi sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), tăng sức khỏe vật nuôi, tăng khả năng hấp thu thức ăn…góp phần tăng năng suất và sản lượng.

Căn cứ pháp lý thực hiện:

  • – Căn cứ Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về việc ban hành Luật Thủy sản.
  • – Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
  • – Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về Quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
  • – Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ngày 09/08/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
  • + Căn cứ QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học.

chephamsinhhoc

Yêu cầu/điều kiện thực hiện:

  • Doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân (Giấy đăng ký doanh nghiệp).
  • – Sản phẩm phải công bố chất lượng, Chứng nhận và Công bố hợp quy theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • – Sản phẩm không được chứa Hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
  • – Mỗi sản phẩm chỉ được đặt 01 tên thương mại.
  • – Sau khi có quyết định được cấp Mã số tiếp nhận lưu hành cho sản phẩm Doanh nghiệp mới được phép lưu hành tại Việt Nam

Thành phần hồ sơ:

Thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sản xuất trong nước.

· Thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Nhập khẩu về Việt Nam

  • – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • – Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm tại nơi sản xuất.
  • – Một trong các giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 22000, HACCP, GMP, … của nhà sản xuất.
  • – Giấy kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu.
  • – Thông tin, mẫu nhãn sản phẩm.

Trình tự thực hiện:

Chứng nhận hợp quy sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

  • – Lập hồ sơ Đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm.
  • – Chuyên gia đánh giá đến tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp để đánh giá cơ sở và lấy mẫu kiểm nghiệm theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Ø Đơn vị thực hiện: Tổ chức chứng nhận được chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
  • Ø Kết quả: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm.
  • Ø Hiệu lực chứng nhận: 3 năm đối với sản xuất trong nước hoặc đối với lô hàng nhập khẩu.

·Đăng ký Mã số tiếp nhận lưu hành sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

  • – Tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • – Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
  • – Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ, cấp Mã số tiếp nhận lưu hành sản phẩm và đăng tải trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
  • Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Ø Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Ø Kết quả thực hiện: Mã số tiếp nhận lưu hành sản phẩm.
  • Ø Thời hạn hiệu lực: Đến khi Doanh nghiệp thay đổi thông tin sản phảm.

Công ty công bố chất lượng VietPAT là đơn vị uy tín trong việc công bố chất lượng hợp chuẩn hợp quy các lính vực. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện Hợp quy/lưu hành chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản liên hệ ngay cho chúng tôi

xem thêm: Hợp quy vật liệu xây dựng

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP