Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023
Home Tin tức Những câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy

Những câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy

Ở bài viết này, VIETPAT xin tổng hợp Những câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy và câu trả lời cho mọi người tiện tham khảo, tìm hiểu để có thể nắm thêm các thông tin phục vụ cho việc thực hiện

nhung-cau-hoi-thuong-gap-trong-hop-chuan-hop-quy

Những câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy

  1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành để nhằm mục đích gì?
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) nhằm mục đích quản lý nhà nước đối với các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, bảo vệ sức khỏe, con người, động, thực vật, bảo vệ môi trường, vệ sinh và bảo vệ lợi ích, an nainh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

2. Sản phẩm, hàng hóa gắn dấu hợp quy (CR) có ý nghĩa là gì?

  • Là những sản phẩm, hàng hóa đó được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định đảm bảo rằng sản phẩm, hàng hóa đó hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan và được phép lưu thông trên thị trường.

3. Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc hướng dẫn doanh nghiệp tại địa phương áp dụng tiêu chuẩn quốc gia?

  • Sở Khoa học và Công nghệ ( Chi cục TCĐLCL)

4. Các yêu cầu đối với một tiêu chuẩn cơ sở?

  • – TCCS không được trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật hiện hành
    – TCCS cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

5. Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo các phương pháp nào?

  • Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng
    Xây dựng mới trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá phân tích và thực nghiệm

6. Tổ chức, cá nhân có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc gia theo phương thức nào?

  • Có 2 cách áp dụng: áp dụng trực tiếp và áp dụng gián tiếp
    – Áp dụng trực tiếp là tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng mà không thông qua một tài liệu trung gian nào khác
    – Áp dụng gián tiếp là tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng thông qua tài liệu trung gian khác (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật ..) có viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia đó.

7. Tiêu chuẩn quốc gia là tự nguyện áp dụng, nhưng nó sẽ bắt buộc khi nào?

  • Khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật,
    Khi được viện dẫn trong các hợp đồng kinh tế, kỹ thuật ký kết giữa các bên có liên quan.

8. Cơ quan nào ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và ban hành khi nào?

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006 và được Chủ tịch nước công bố ngày 12/7/2006.
    Luật đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

9. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật?

  • Điều 5 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
    a) Sản phẩm, hàng hoá;
    b) Dịch vụ;
    c) Quá trình;
    d) Môi trường;
    đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.
    Các đối tượng nêu trên được quy định cụ thể tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TC và QCKT.

10. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm mấy cấp tiêu chuẩn? Ký hiệu của các cấp tiêu chuẩn này?

  • Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định về hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
    1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
    2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

11. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam gồm mấy cấp quy chuẩn kỹ thuật? Ký hiệu của các cấp quy chuẩn kỹ thuật này?

  • Điều 26 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
    1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
    2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

12. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật?

  • – Cấm lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.
    – Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
    – Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Những thông tin trên đây sẽ rất hữu ích trong việc thực hiện công bố hợp chuẩn hợp quy của đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hay cá nhân cần nên theo dõi, nắm bắt kịp các thay đổi trong các quy định, thông tư hay QCVN, TCVN để có thể thực hiện đúng pháp luật, giảm thiểu sai sót tối đa

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP