Chủ Nhật, Tháng Sáu 4, 2023
Home Tin tức Sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP gây hại người dân

Sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP gây hại người dân

Thực phẩm khi con người ăn hoặc uống đã trải qua một quá trình từ sản xuất, đến thu hoạch và bảo quản, lưu thông chế biến. Trong các khâu này đều có thể gây nên sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó ý thức người trồng chưa tốt, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, ít tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP khiến cho người tiêu dùng gánh chịu hậu quả , hơn nữa một phần cũng do người tiêu dùng sử dụng chưa đúng cách khiến cho thực phẩm gây độc.

Dưới đây là một số khâu sản xuất có thể gây đến mất an toàn vệ sinh.

tieu chuan vietgap

Mất an toàn thực phẩm ở khâu sản xuất

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, lại dùng không tuân thủ 4 đúng; việc dùng phân bón vô cơ một cách lạm dụng dẫn đến nhiễm độc gây ô nhiễm thực phẩm là nguyên nhân quan trọng và phải lâu dài mới cải thiện được.

Cùng với đất trồng, ao hồ, chuồng trại ô nhiễm các chất độc hóa học, nước tưới hiện nay cũng là nguy cơ lớn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong chăn nuôi (gia cầm, gia súc, tôm cá) hiện nay người sản xuất cũng lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng, các chất kháng sinh vì vậy các thực phẩm khó tránh khỏi sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mất an toàn thực phẩm ở khâu lưu thông, kinh doanh

Thực phẩm muốn đến tay người tiêu dùng phải qua khâu kinh doanh, mua bán trên mọi địa bàn. Nếu các điều kiện kinh doanh không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm rất dễ nhiễm bẩn, độc, nhiễm mầm bệnh: do nhiễm khói bụi, đất cát, nước rửa, đồ bảo quản, đựng thực phẩm trong quầy hàng, nhiễm ruồi muỗi, lây nhiễm bệnh từ người kinh doanh, từ lô thực phẩm ô nhiễm. Chưa kể đến những hành vi cố tình gian lận thương mại vì lợi nhuận mà kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, quá hạn.

Mất an toàn thực phẩm trong khâu chế biến thực phẩm

Chế biến không chỉ nhằm có thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn phải lưu ý đặc biệt tới vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm dễ nhiễm tác nhân gây bệnh. Rửa rau quả, thực phẩm bằng nước nhiễm bẩn cũng gây mất an toàn thực phẩm.

Các loại rau làm dưa (muối và dưa góp…) là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến, nguy hại nhất là khuẩn bệnh ỉa chảy thường gây ngộ độc rất nặng có khi bị tử vong.

Có nhiều loại keọ cho quá lượng kali, gây độc, hoặc bánh phở, bánh cuốn cho nhiều hàn the cũng gây ngộ độc mà những năm vừa qua người tiêu dùng cả nước đã lên án mạnh mẽ.

Các loại thức ăn hun khói nếu ăn nhiều, lâu dài cũng dễ mắc bệnh ung thư. Các thức ăn chiên xào, rán quá độ nóng cũng có thể sinh ra các chất độc này.

Mất an toàn thực phẩm trong khâu sử dụng

Bảo quản thực phẩm tại gia đình hoặc bết ăn tập thể, nhà hàng không đúng thời hạn, nhiệt độ, không cách ly các tác nhân gây bẩn, sẽ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Sử dụng nhiều loại thức ăn sẵn, thức ăn đường phố dễ mất vệ sinh, dễ bị bệnh.

Dụng cụ nấu nướng, đựng thực phẩm, địa điểm, dụng cụ ăn uống không vệ sinh, ăn đồ sống, gỏi, tiết canh, chưa chín, uống nhiều đồ quá lạnh… cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Tóm lại:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là nâng cao chất lượng nòi giống của dân tộc. Song đây là việc rất khó khăn, phức tạp. Muốn làm được phải có sự ra tay đắc lực và quyết đoán của nhà nước cụ thể bằng cơ chế chính sách, luật pháp và phải có quy hoạch từ quỹ đất đến nguồn nước, đến công tác phân bón, bảo vệ thực vật, lưu thông và chế biến bảo quản thực phẩm.

Đặc biệt là phải nâng cao nhận thức, lương tâm của người sản xuất, người kinh doanh, chế biến thực phẩm, đồng thời người tiêu dùng có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình mà lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP