Được ban hành ngày 5/4/2017 Nghị định 41/2017/NĐ-CP bổ sung xử phạt một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi và bảo vệ rừng; ngoài ra thay đổi mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú ý, thủy sản và quản lý rừng sẽ chính thức có hiệu lực vào 20/5/2017 tới đây
1. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Nghị định 41/2017 điều chỉnh mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản tại Nghị định số 103/2013 là phạt hành chính từ 1 triệu đến 40 triệu (mức hiện hành là 300 nghìn đồng đến 40 triệu).
Cũng theo đó, hành vi của chủ tàu cá đưa tàu cá hoặc ngư dân Việt Nam đi khai thác trái phép tại vùng biển của quốc gia khác sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu (mức hiện hành là 50 triệu đến 70 triệu).
Nghị định 41/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh bắt thủy sản với mức phạt từ 3 triệu đến 50 triệu.
Thuyền trưởng, thuyền viên khi hoạt động đánh bắt thủy sản không có văn bằng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu.
2. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi
Theo quy định tại Nghị định 41/CP, đối với hành vi vi phạm của chủ vật nuôi sau đây thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu:
– Không tiêm vắc xin phòng dại cho chó nuôi;
– Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành;
– Vứt xác động vật mang mầm bệnh ra môi trường.
Cũng tại Nghị định 41 năm 2017, hành vi nhập khẩu hoặc quá cảnh vào Việt Nam động vật mắc bệnh hoặc mang mầm mống bệnh sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu.
Những hành vi vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu. (Mức phạt cũ là 10 triệu đến 15 triệu)
Đối với hành vi vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 41 của Chính phủ sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu.
3. Xử phạt hành chính trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 3 tháng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 50 triệu.
Cũng theo Nghị định 41 của Chính phủ năm 2017, người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 50 triệu.
Nghị định 41/2017/NĐ-CP về thay đổi mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi và quản lý, bảo vệ rừng có hiệu lực từ ngày 20/5/2017 và thay thế Nghị định 40/2015/NĐ-CP.
Cụ thể VIETPAT mời các bạn cùng tham khảo bản đầy đủ của Nghị định 41/2017/NĐ-CP này như sau:
Bạn có thể tải về tại đây: 41_2017_nd-cp_345595