Thứ Hai, Tháng Ba 11, 2024
HomeTin tứcThông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ban hành QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng phân...

Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ban hành QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng phân bón

 Ngày 27 tháng 8 năm 2019 vừa qua Bộ Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng sản phẩm phân bón

quy chuan viet nam

Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Thông báo tiếp nhận số Công bố hợp quy đối vơi phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tai Việt Nam được cấp trước ngày Thông tư nay có hiệu 1ực thi hành được sử dụng đến hết thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy

Đối với phân bón đã công bố hợp quy theo phương thức 5 tại kỳ giám sát tiếp theo và đánh giá lại sau khi Thông tư này có hiệu lực thi hành së thực hiện lấy mẫu phân bón đã công bố hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế theo hồ sơ công bố hợp quy và quyết định công ngận phân bón lưu hành còn hiệu lực

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng sản phẩm phân bón áp dụng với các tổ chức cá nhân trong nước và các tổ chức cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam

Về nội dung, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNN có một số điểm cơ bản sau:

Về phạm vi điều chỉnh

  • Quy chuẩn này quy định về phân loại, chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, phương pháp thử và yêu cầu quản lý đối với phân bón trong quá trình sản xuất, buôn bán và nhập khẩu phân bón.

Về lấy mẫu

  • Mẫu phân bón được lấy để xác định hàm lượng của các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế theo phương pháp lấy mẫu được quy định tại TCVN 9486:2018 Phân bón-Phương pháp lấy mẫu và TCVN 12105:2018 Phân bón vi sinh vật – Lấy mẫu.

Về chứng nhận hợp quy

  • Việc chứng nhận hợp quy đối với phân bón được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
  • – Phương thức 5 – Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần.
  • – Phương thức 7 – Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô phân bón được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho phân bón nhập khẩu.

Về công bố hợp quy

  • Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Phân bón sản xuất trong nước công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân có phân bón công bố hợp quy.
  • – Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định của Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
  • – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh là cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12 hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Cục Bảo vệ thực vật.
  • Cục Bảo vệ Thực vật tiếp tục được giao là đơn vị quản lý về chất lượng phân bón ở Trung ương.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón cần phải:

  • Công bố hợp quy đối với các sản phẩm phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.
  • Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm phân bón đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
  • Chỉ sử dụng dấu hợp quy đối với phân bón đã công bố hợp quy trước khi đưa phân bón lưu thông trên thị trường.
  • Khi phát hiện sự không phù hợp của phân bón đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
    – Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và Cục Bảo vệ thực vật; thu hồi và không được đưa ra lưu thông trên thị trường các sản phẩm phân bón không phù hợp theo quy định.
    – Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp; thông báo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và Cục Bảo vệ thực vật về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa phân bón vào lưu thông trên thị trường

Chi tiết Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ban hành QCVN 01-189:2019/BNN về chất lượng phân bón bạn có thể xem đầy đủ và tải về tại đây:

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO