Mục lục bài viết này
CHỨNG NHẬN HỢP QUY XĂNG DẦU – CÔNG BỐ HỢP QUY XĂNG DẦU
Xăng dầu – thứ nhiên liệu không thể thiếu đối với loài người hiện nay, nhất là đối với người dân ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bởi vậy, chứng nhận hợp quy xăng dầu trở thành thứ quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ xăng dầu, không chỉ vì nó là thứ nhiên liệu quan trọng, mà còn vì độ nguy hiểm của thứ nhiên liệu dễ gây cháy nổ này. Công ty Vietpat tự hào là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và chứng nhận hợp quy xăng dầu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, chúng tôi đảm bảo sẽ làm hài lòng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của mình.
CÁC SẢN PHẨM XĂNG DẦU CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
- Xăng không chì và xăng E5
- Nhiên liệu Diezen và nhiên liệu Diezen B5
- Nhiên liệu Diezen sinh học gốc B100 dùng để pha chế nguyên liệu Diezen.
- Etanol nhiên liệu biến tính dùng để pha xăng
CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ CHỨNG NHẬN HỢP QUY XĂNG DẦU:
- Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
- Thông tư 22/2015/TT-BKHCN về VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XĂNG, NHIÊN LIỆU ĐIÊZEN VÀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC”
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học QCVN 1:2015/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 1:2015/BKHCN).
- Và các văn bản có liên quan khác.
HỒ SƠ YÊU CẦU CHỨNG NHẬN HỢP QUY XĂNG DẦU CỦA DOANH NGHIỆP:
- Giấy đăng ký kinh doanh (trong đó có giấy đăng ký sản xuất, pha chế xăng dầu hoặc giấy phép nhập khẩu).
- Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp.
- Các tài liệu kỹ thuật của sản phẩm: bản thông tin chi tiết (mô tả đặc điểm, tính năng, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm), quy trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối.
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Các tài liệu liên quan được quy định bởi các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Mẫu thử nghiệm.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY XĂNG DẦU:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy nhiên liệu xăng dầu.
- Bước 2: Cung cấp các thông tin về công ty, về sản phẩm theo yêu cầu.
- Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy + Lấy mẫu phục vụ thí nghiệm. Bao gồm các công đoạn sau:
- Đánh giá quá trình sản xuất:
+ Đánh giá sự phù hợp với các quy định chung.
+ Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp. Bao gồm: năng lực thử nghiệm; thiết bị thử nghiệm, đo lường; tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, quy trình thử nghiệm; trình độ, năng lực của cán bộ kỹ thuật, nhân viên vận hành quy trình sản xuất; kế hoạch tự kiểm tra, thử nghiệm chất lượng cho từng lô sản phẩm của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN.
- Thử nghiệm mẫu đại diện.
- Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm so với mức Quy định theo thông tư hướng dẫn.
- Bước 5: Cấp chứng chỉ chứng nhận hợp quy xăng dầu.
- Bước 6: Lập hồ sơ công bố hợp quy xăng dầu tại Sở khoa học công nghệ.
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI VIỆC LƯU TRỮ HỒ SƠ CHỨNG NHẬN:
- Lưu giữ đầy đủ các tài liệu, giấy tờ của hồ sơ khi đăng ký chứng nhận hợp quy;
- Lưu giữ đầy đủ các biên bản lấy mẫu, khi cần thiết đánh giá viên cần ghi nhận lại các vấn đề nảy sinh tại hiện trường để làm cơ sở cho quá trình xem xét, đánh giá và lưu giữ tại hồ sơ chứng nhận;
- Lập bảng theo dõi diễn biến chất lượng của xăng, dầu, nhiên liệu điêzen, được sản xuất, nhập khẩu … theo cách thích hợp để sử dụng làm thông tin tham khảo cho việc đánh giá chứng nhận sau này hoặc trao đổi thông tin giữa các tổ chức chứng nhận khi cần thiết.
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CÓ TRÁCH NHIỆM BÁO CÁO VỀ TỔNG CỤC ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG:
- Kết quả chứng nhận hợp quy lần đầu đối với từng doanh nghiệp sản xuất, pha chế xăng dầu ngay sau khi hoàn thành việc chứng nhận hợp quy và theo định kỳ 3 tháng, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy;
- Kết quả chứng nhận hợp quy cho từng lô xăng, dầu, nhiên liệu điêzen trong 6 tháng đầu đối với tổ chức, doanh nghiệp mới đi vào sản xuất, pha chế;
- Định kỳ 3 tháng, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy lô xăng, dầu, nhiên liệu điêzen nhập khẩu;
- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của Tổng cục.
CHỨNG NHẬN HỢP QUY XĂNG DẦU CÓ THỜI HẠN BAO LÂU?
Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký với điều kiện doanh nghiệp, tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu giám sát sau chứng nhận.
Trong thời gian hiệu lực của chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng/1 lần; ngoài ra còn tiến hành đánh giá đột xuất mỗi khi có khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng hoặc khi thay đổi về công nghệ, hệ thống thiết bị để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu hợp chuẩn hợp quy và luôn có hiệu lực.
Ba tháng trước khi hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo để tổ chức, doanh nghiệp biết và làm thủ tục chứng nhận lại.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG VIETPAT là đơn vị hàng dầu trong lĩnh vực tư vấn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy vật liệu xây dựng hợp quy xăng dầu, chứng nhận ISO 9001:2008 cho lĩnh vực xăng dầu, đăng ký sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch…Hãy liên hệ VIETPAT, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ trọn gói tốt nhất cho bạn.
Để được tư vấn miễn phí xin vui lòng liên hệ chúng tôi :