Home Dịch vụ khác Tư vấn đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi

Tư vấn đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi

2007

Đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng. Ngoài ra giúp cho việc kinh doanh của quý khách được thuận lợi hơn, phát triển hơn và được tin cậy nhiều hơn.

Công ty VIETPAT chuyên chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi trên tất cả các tỉnh thành, liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất.

danh muc dang ki thuc an chan nuoi

Đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi

Yêu cầu/điều kiện thực hiện

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • – Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
  • – Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
  • Sản phẩm không được chứa hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong TACN
  • -Sau khi có quyết định cấp mã số lưu hành cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp mới được phép sản xuất/nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý thực hiện:

Thành phần hồ sơ đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam

Với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
  • -Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản)
  • Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau:
    – Tiêu chuẩn công bố áp dụng, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy,quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có).
  • Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận.
  • Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

Với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

  • – Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
  • Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm:
    – Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định; B
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
  • Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

Quy trình thực hiện đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam

– Bước 1:

  • Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả trường hợp đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành trở lại tại Việt Nam đối với trường hợp đã có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại) gửi hồ sơ (trừ trường hợp thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đậm đặc) về Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

  • Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
  • Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả thực hiện:

  • TACN sản xuất trong nước: Văn bản chấp thuận. Thời hạn hiệu lực: 05 năm
  • TACN nhập khẩu: văn bản chấp thuận

Mọi nhu cầu hay thắc mắc gì về vấn đề thức ăn chăn nuôi cứ liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.