Mục lục bài viết này
Kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2013 Thông tư Số: 03/2013/TT-BNNPTNT VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT chính thức có hiệu lực, theo đó, những đơn vị sản xuất hay nhập khẩu muốn sản phẩm của mình lưu thông tiêu thụ trên thị trường, trước khi thực hiện công bố chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật thì bắt buộc thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật và đăng ký lưu hành vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.
Việc đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật hay còn được gọi là đăng ký danh mục thuốc bảo vệ thực vật thực chất là một việc mà doanh nghiệp nên thực hiện khi sản phẩm lưu thông. Để dễ hiểu hơn về việc đăng ký danh mục (lưu hành) thuốc bảo vệ thực vật này quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETPAT chúng tôi hoặc có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin
Các văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn thực hiện đăng ký danh mục (lưu hành) thức ăn chăn nuôi:
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001
- Thông tư Số: 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
- Thông tư Số 18/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Thông tư 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép đăng lý vào danh mục lưu hành tại nước ta:
- Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
- Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng mang tên thương phẩm khác.
- Thuốc bảo vệ thực vật có tên thương phẩm trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới.
- Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều.
Hồ sơ cần thiết khi thực hiện đăng ký danh mục (lưu hành) thuốc bảo vệ thực vật:
- Đơn đề nghị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT
- Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp (bản sao)
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và XVIII ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT (bản chính)
Đối với trường hợp gia hạn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, đơn vị cần có những hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp (bản chính)
- Nhãn thuốc lưu hành hoặc mẫu nhãn thuốc nếu có thay đổi các nội dung quy định tại Chương IX của Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký danh mục (lưu hành) thuốc bảo vệ thực vật:
- Đơn vị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp lên Cục Bảo vệ thực vật, 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Cục sẽ thẩm định hồ sơ có hợp lệ hay không. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ và chưa đầy đủ Cục sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ thì thực hiện tiếp các bước sau:
- Cục Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật để đánh giá và xét duyệt các thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký chính thức và đăng ký bổ sung một năm 03 (ba) lần
- Ngay sau khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản kết luận của Hội đồng tư vấn về:
- Thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký được chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2013/TT-BNNPTNT và thuốc đó được phép lưu hành.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký được chấp nhận nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký không được chấp nhận và nêu rõ lý do.
Thời gian lưu trữ hồ sơ đăng ký danh mục (lưu hành) thuốc bảo vệ thực vật
- Thời gian lưu trữ hồ sơ: 05 (năm) năm đối với bản cứng, 10 (mười) năm đối với các bản mềm.
- Khi hết thời gian lưu trữ, hồ sơ được tiêu hủy theo quy định hiện hành.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về đăng ký danh mục (lưu hành) thuốc bảo vệ thực vật chúng tôi cung cấp cho mọi người cùng tham khảo, mọi thắc mắc hay khó khăn quý khách gặp phải trong quá trình thực hiện hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, để có thể rút ngắn thời gian cũng như chi phí thực hiện một cách tối đa nhất. VIETPAT hân hạnh được hợp tác cùng bạn. Địa chỉ: