Mục lục bài viết này
Việc đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản là việc làm không kém phần quan trọng như công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản hay công bố hợp quy các sản phẩm khác.
Công ty VIETPAT luôn đi đầu về chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản trên toàn quốc, liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất.
Căn cứ pháp lý thực hiện đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản
- – Căn cứ Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về việc ban hành Luật Thủy sản.
- – Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
- – Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về Quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
- – Căn cứ Thông tư số 07/2019/TT-BNNPTNT ngày 07/08/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản.
- + Căn cứ QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, Phần 1: Thức ăn hỗn hợp.
- + Căn cứ QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, Phần 2: Thức ăn bổ sung.
- + Căn cứ QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, Phần 3: Thức ăn tươi sống.
- – Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ngày 09/08/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
- + Căn cứ QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học.
Yêu cầu với thức ăn thủy sản đăng ký lưu hành/danh mục
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- – Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
- – Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
- – Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn thủy sản mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
Hồ sơ đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản
- – Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
- Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản)
- Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau:
– Tiêu chuẩn công bố áp dụng,
– thông báo tiếp nhận công bố hợp quy,
– quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có). - Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
Trình tự thực hiện đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản
- – Bước 1: Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả trường hợp đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành trở lại tại Việt Nam đối với trường hợp đã có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại) gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản
- – Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
– Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
– Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản – Bộ NN-PTNT
- Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản.
- Thời hạn hiệu lực: 05 năm
Tại sao cần đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản
Hiện nay thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thông qua đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hãy tin tưởng khi đến với VIETPAT, công ty chúng tôi luôn đi đầu về chất lượng và cả đem lại sự hài lòng cho quý khách. Thời gian nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của quý khách. Mọi vấn đề liên quan đến đăng ký danh mục/lưu hành thức ăn thủy sản hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện nhanh nhất và sớm nhất.