Mục lục bài viết này
Hiện VIETPAT là đơn vị cung cấp dịch vụ Tư vấn đăng ký lưu hành danh mục/lưu hành hóa chất cho doanh nghiệp trên mọi tỉnh thành, hỗ trợ tư vấn giải đáp mọi vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Căn cứ pháp lý thực hiện đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất:
Doanh nghiệp cần lưu ý các văn bản pháp lý sau để có thể thực hiện đúng luật:
- Luật 05/2007/QH12 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Luật 06/2007/QH12 Hóa chất
- Nghị định 108/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Thông tư 29/2011/TT-BYT quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
Hồ sơ cần có khi đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất:
Để đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các thành phần sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành hóa chất
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác hợp lệ chứng minh cơ sở đó có chức năng sản xuất, buôn bán hoá chất
- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp.
- Giấy chứng nhận bán tự do còn hiệu lực của ít nhất một nước đang cho phép lưu hành hóa chất, chế phẩm đề nghị đăng ký do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên đăng ký;
- Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2011/TT-BYT);
- Bản trả lời kết quả khảo nghiệm của các đơn vị khảo nghiệm do Bộ Y tế Việt Nam chỉ định;
- Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung vào hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2011/TT-BYT);
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
- a) Thành phần, cấu tạo;
- b) Tác dụng và hướng dẫn sử dụng;
- c) Tác dụng phụ, cách xử lý;
- d) Tính ổn định và cách bảo quản;
- e) Quy trình sản xuất.
- Nội dung nhãn hoá chất xin đăng ký
Thủ tục hành chính thực hiện đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế); Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ sẽ có văn bản cho phép khảo nghiệm, nếu không cho phép khảo nghiệm sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Đơn vị phải nộp kết quả khảo nghiệm để bổ sung vào hồ sơ đăng ký lưu hành trong vòng 12 tháng từ ngày được cho phép khảo nghiệm
- Khi nhận được kết quả khảo nghiệm, trong vòng 20 ngày bộ sẽ cấp giấy đăng ký lưu hành hóa chất, nếu không sẽ có văn bản nêu rõ lý do
Điều kiện khi doanh nghiệp đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất:
Doanh nghiệp sản xuất khi đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người điều hành sản xuất phải có trình độ đại học liên quan đến lĩnh vực hoá chất đang sản xuất.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Người trực tiếp sản xuất có Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp.
- Quy trình công nghệ sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.
- Xây dựng phương án dự phòng và trang bị các phương tiện xử lý sự cố cháy, nổ, thiên tai, bão lụt, tai nạn lao động, nhiễm độc… và tác hại lâu dài cho con người và môi trường xung quanh.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động độc hại cho người trực tiếp sản xuất theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản cần nắm về việc đăng ký danh mục/lưu hành hóa chất mà doanh nghiệp nên tham khảo. Mọi vướng mắc của quý doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hồ sơ hya bất cức vấn đề liên quan hãy liên hệ ngay cho VIETPAT để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và tối đa nhất