Home Dịch vụ khác Tư vấn khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

Tư vấn khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

1646

Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi quy định thì phải tiến hành  khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi  trước khi cho sản phẩm lưu thông trên thị trường đối với những đơn vị thực hiện sản xuất, nhập khẩu mặt hàng này.

Công ty Vietpat là 1 trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi hàng đầu trên toàn quốc. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

khao nghiem thuc an chan nuoi

 

Tại sao phải khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi?

Thức ăn chăn nuôi là một sản phẩm phổ biến rất được ưa chuộng trong ngành chăn nuôi, nhưng nó lại là một mặt hàng có thể gây ô nhiễm môi trường và có thể gây hại cho vật nuôi nếu như sử dụng hàng kém chất lượng. Để tránh sản phẩm giả và không đủ tiêu chuẩn tràn lan trên thị trường gây hại cho vật nuôi cũng như môi trường, thức ăn chăn nuôi cần phải được khảo nghiệm.

Hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:

  • Đơn đăng ký khảo nghiệm theo quy định Nhà nước
  • Đề cương khảo nghiệm theo quy định Nhà nước
  • Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
  • Bản cam kết của doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá;
  • Bản sao chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:

  • Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm về thành phần hoá học, các chất dinh dưỡng và các chất độc hại của thức ăn khảo nghiệm theo tỷ lệ thành phần được thể hiện trên bản công bố chất lượng hoặc trên nhãn hàng hóa.
  • Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua khảo nghiệm trên vật nuôi
  • Kiểm tra so sánh với các chỉ tiêu theo dõi
  • Gửi trả kết quả

Các hình thức khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:

  • Thời gian khảo nghiệm ít nhất một chu kỳ nuôi đối với gia súc, gia cầm; một vụ nuôi đối với thủy sản từ cỡ giống lên cỡ thương phẩm; số lần lặp lại của mỗi công thức khảo nghiệm tối thiểu là 3 lần.
  • Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của vật nuôi:
    • Đối với động vật trên cạn thực hiện khảo nghiệm trong các trại sản xuất giống, trại nuôi thương phẩm gia súc, gia cầm đủ điều kiện khảo nghiệm;
    • Đối với thủy sản ở giai đoạn ấu trùng, giống: sử dụng bể xi măng, bể kính, bồn Composite;
    • Đối với thủy sản nuôi thương phẩm thực hiện khảo nghiệm trong lồng, bè, ao, đầm

Mọi thắc mắc và nhu cầu liên quan đến khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi quý khách vui lòng liên hệ: