Thứ Tư, Tháng Năm 31, 2023
Home Tư vấn chứng nhận hợp quy Tư vấn quy trình kiểm định sàn biểu diễn di động

Tư vấn quy trình kiểm định sàn biểu diễn di động

Sàn biểu diễn di động là tổ hợp thiết bị phục vụ biểu diễn nghệ thuật, mít tinh …., trên sàn có người và các đạo cụ phục vụ công tác biểu diễn, loại sàn này có thể tháo, lắp và di chuyển đến vị trí khác. Hiện nay theo quy định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì bắt buộc phải kiểm định sàn biểu diễn di động

san bieu dien di dong

Căn cứ pháp lý thực hiện kiểm định sàn biểu diễn di động:

  • – Thông tư số 05/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 – Ban hành danh mục, thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2014, thay thế Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động)
  • – Thông tư số 06/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 “Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”
  • – Thông tư số 07/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014  “Ban hành 27 quy trình kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”
  • – Thông tư số 46/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 “Ban hành các quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe tời điện chạy trên ray; pa lăng xích kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên; trục tải giếng đứng; trục tải giếng nghiêng; sàn biểu diễn di động và nồi gia nhiệt dầu
  • – Thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014 “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”
  • – Luật phí và lệ phí số: 97/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • – Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (thay thế nghị định số 06/CP).
  • Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
  • Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn biểu diễn di động, ký hiệu: QTKĐ:32-2015/BLĐTBXH.
  • QCVN 22: 2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ;
  •  TCXD VN296: 2004: Dàn giáo – các yêu cầu về an toàn;
  • TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN 5179: 1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thiết bị thuỷ lực về an;
  • TCXDVN 355:2005:Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả – Yêu cầu kỹ thuật;

Điều kiện để kiểm định sàn biểu diễn di động

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị

Đối tượng phải thực hiện kiểm định sàn biểu diễn di động:

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng sàn biểu diễn di động và  không áp dụng cho các loại sàn biểu diễn được chế tạo, lắp dựng mang tính tạm thời bằng các loại vật liệu sẵn có (như tre, gỗ, ống…)

Quy trình kiểm định sàn biểu diễn di động:

Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
    • Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
    • Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
    • Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị,
  • Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải:
    • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu: nâng, hạ sàn biểu diễn (nếu có).
    • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống: Hệ thống nâng, hạ sàn, hệ thống thủy lực (nếu có); hệ thống dẫn động của thiết bị; hệ thống điều khiển của thiết bị; hệ thống an toàn…
    • Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần
  • Các chế độ thử tải – phương pháp thử:
    • Thử tĩnh
    • Thử động
    • Kết quả đạt yêu cầu khi sàn biểu diễn, các cơ cấu, bộ phận và các hệ thống của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế, không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.
  • Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 kèm theo QTKĐ:32-2015/BLĐTBXH và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Thời hạn kiểm định sàn biểu diễn di động:

  • Thời hạn kiểm định định kỳ sàn biểu diễn di động là 02 năm.
  • Đối với sàn biểu diễn di động đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vấn đề kiểm định sàn biểu diễn di động mà chúng tôi cung cấp cho mọi người tham khảo, để hiểu rõ hơn và thông tin chi tiết cũng như được hỗ trợ tư vấn thực hiện kiểm định hãy liên hệ ngay cho VIETPAT để được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP