Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
Home Tư vấn chứng nhận hợp quy Tư vấn quy trình kiểm định tàu lượn cao tốc

Tư vấn quy trình kiểm định tàu lượn cao tốc

Tàu lượn cao tốc là dạng tàu sử dụng động năng, thế năng ban đầu để trượt trên một hệ đường ray cố định.Tàu được lắp trên ray chỉ cho di chuyển theo phương đường ray và khống chế các phương di chuyển khác. Và theo ‎QTKĐ: 11 – 2014/BLĐTBXH lẫn căn cứ pháp lý được ban hành ra thì bắt buộc phải kiểm định tàu lượn cao tốc để đảm bảo an toàn.

tau luon cao toc

Căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm định tàu lượn cao tốc

  • Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1996 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn – vệ sinh lao động và chở người số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP-NĐ ngày 20/01/1996 của Chính phủ;
  • Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
  • Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Tàu lượn cao tốc

Phạm vi áp dụng kiểm định tàu lượn cao tốc

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các tàu lượn cao tốc thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại đối với tàu lượn cao tốc nhưng không được trái với quy định của quy trình này.

 Đối tượng áp dụng kiểm định tàu lượn cao tốc

  • Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu lượn cao tốc
  • Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Các bước kiểm định tàu lượn cao tốc

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của tàu lượn;
  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
  • Các chế độ thử tải – Phương pháp thử
  • Kiểm tra quá trình cứu hộ khi xảy ra sự cố
  • Xử lý kết quả kiểm định.

Thời hạn kiểm định tàu lượn cao tốc

  • Thời hạn kiểm định định kỳ tàu lượn cao tốc  là 03 năm. Đối với tàu lượn cao tốc sử dụng trên 6 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm .Lưu ý: Sau 01 năm sử dụng, cơ sở phải kiểm tra ở các chế độ: kiểm tra bên ngoài, thử không tải và thử cứu hộ (theo các khoản 1, 2 và 4, Mục 8 của quy trình này).
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây là những thông tin cơ bản nhất về quy trình kiểm định tàu lượn cao tốc  để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được hướng dẫn thực hiện rõ hơn, hãy liên hệ ngay cho VIETPAT để được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí.

Tư Vấn Chứng Chỉ ISO

Tư Vấn Hợp Chuẩn Hợp Quy

 Dịch vụ khác

Xin Giấp phép

Tư vấn VIETGAP